11 phượt thủ nổi tiếng Việt Nam

phượt thủ TRẦN ĐẶNG ĐĂNG KHOA

11 phượt thủ nổi tiếng Việt Nam

Hachi 8, Quỷ Cốc Tử, Huyền Chip, Mèo Gìa, Phong Vân… đều là những cái tên khá quen thuộc, là những phượt thủ nổi tiếng, để lại ấn tượng sâu sắc trong cộng đồng du lịch Việt Nam.

HACHI8

Hachi8 sinh năm 1985 và có tên thật là Ngô Huy Hòa – không phải là cái tên lạ, thậm chí rất nổi tiếng trong cộng đồng nhiếp ảnh và yêu thích xê dịch tại Việt Nam.

Những bức ảnh về miền đất mới, cung đường độc đáo, vẻ đẹp gần gũi của thiên nhiên, con người, chia sẻ kinh nghiệm phượt, du lịch… của anh được cộng đồng đón nhận và chia sẻ rất nồng nhiệt.

Phượt thủ Ngô Huy Hòa Hachi8

Giống với nghề nghiệp là kĩ sư xây dựng, Hachi8 đi rất nhiều và thường vạch ra những mục tiêu không phải bất cứ phượt thủ nào cũng có thể thực hiện được. Nổi tiếng nhất trong chuỗi hành trình đồ sộ của anh là khám phá 4 cực 1 đỉnh: Lũng Cú – Hà Giang (cực Bắc), Năm Căn – Cà Mau (cực Nam), A Pa Chải – Điện Biên (cực Tây), Mũi Đôi – Khánh Hoà (cực Đông) và đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ. Ngoài ra, còn có những chuyến xuyên Việt dài ngày với  kỉ niệm khó khăn nhưng thú vị và tràn đầy tình cảm khi tiếp xúc với người dân các vùng miền trên khắp Việt Nam.

ảnh của ngô huy hòa hachi8

Được biết, đầu năm 2016, mục tiêu chinh phục 10 đỉnh núi cao trên 3000m ở Việt Nam của anh cũng đã hoàn thành.

Một phần những kỉ niệm, kinh nghiệm của mình. Hachi8 chia sẻ với cuốn sách “Bước chân Việt Nam – 4 cực, 1 đỉnh” cùng câu nói nổi tiếng: “Đất nước ta đẹp lắm, có đi mãi cũng không hết, hãy cứ đi đi, đi một cách tỉnh táo”. Một trong số ít những cuốn sách về du lịch mà dân phượt nằm lòng.

Cực thân thiện, nhiệt huyết, không ngừng khám phá, chụp ảnh đẹp, tâm huyết với cộng đồng.. Vậy nên, trong danh sách những phượt thủ nổi tiếng nhất Việt Nam, bỏ qua Hachi8 quả là một thiếu sót lớn.

QUỶ CỐC TỬ

Phượt thủ Quỷ Cốc Tử tên thật là Ngô Trần Hải An, anh sinh năm 1981 và còn được biết đến với với tư cách “đầu tầu” của du lịch bụi 3ackpackers.

Sau chuyến xuyên Việt đầu tiên đánh dấu thời điêm tham gia vào làng phượt, tính đến nay, Quỷ Cốc Tử đã có hơn 10 năm in dấu chân trên những cung đường. Bất cứ nơi nào anh đặt chân đều được ghi dấu bằng những bức ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên, con người… những câu chuyện về cuộc sống, kỉ niệm khó quên khi gặp những thử thách lớn trên đường đi.

phượt thủ quỷ cốc tử

Ngoài ra, là một phượt thủ dày dạn kinh nghiệm, Quỷ Cốc Tử còn thường xuyên chia sẻ những bài viết, câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc về cách vượt qua những cú shock, bí quyết giữ tinh thần bền bỉ trước khó khăn hay con mắt nhìn đời và giữ cuộc sống lạc quan.

“20 năm sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn chưa làm hơn những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy xách ba lô bước ra khỏi bến đỗ an toàn để khám phá thế giới xung quanh, để thấy bạn trưởng thành từ những bước chân nhỏ bé, để sống lắng nghe, yêu thương và sẻ chia hạnh phúc”  là câu châm ngôn “Quỷ Cốc Tử” hâm mộ và luôn giữ vững trên mỗi chặng đường đi qua.

Có thể bạn chưa biết, Quỷ Cốc Tử là phượt thủ đầu tiên của Việt Nam được  Thái Lan mời tổ chức chương trình riêng với hành trình khám phá đất nước này. Anh cũng là người tiên phong khám phá các cung đường mới: Mốc biên giới 79 cao nhất Đông Dương , Cột mốc 42, cực đông, đỉnh Tà Chì Nhù…

Chưa hết, Quỷ Cốc Tử còn được Đại sứ quán Malaysia lựa chọn giới thiệu du lịch Malaysia hay Phóng viên ảnh tham gia cùng các đoàn công tác của Biên phòng các tỉnh tây bắc ở các khu vực rừng núi biên giới Việt Trung (A Pa Chải, Mù Cả, Mường Tè, Phong Thổ, Pha Long, Sơn Vĩ, mốc 42, 79, 17…)

HUYỀN CHIP

những năm 2011-2013, cái tên Huyền Chip cực nổi tiếng đối với dân phượt, không những trong nước mà cả nước ngoài bởi hành trình phượt 25 nước trong 24 tháng. Đặc biệt,  khởi đầu chuyến đi của Huyền chỉ 700 USD.

Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) vừa đi vừa kiếm việc, làm thêm, ngủ lều, du lịch bụi… tự mình thực hiện chuyến đi – có thể là mong ước để đời của rất nhiều người – khi còn rất trẻ.

phượt thủ huyền chip

Hành trình của Huyền Chip từng tốn không ít giấy mức của báo chí và cộng đồng về tính xác thực. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, với một cô gái tuổi đôi mươi, những gì Huyền Chip làm được thực sự cần một cố gắng lớn.

Sau chuyến đi đặc biệt, Huyền Chip có viết sách “Xách ba lô lên và đi” và “Đừng chết ở châu Phi” chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng. Bỏ qua vấn đề về sự xác thực 100%, cuốn sách đã mang đến làn gió mới, là một sự chia sẻ có ích về ước mơ của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm, thực hiện những điều mình mong muốn, vượt qua khó khăn dù nó tốn thời gian, mệt mỏi đến đâu.

MÈO GIÀ

Gia nhập làng phượt, du lịch bụi  khoảng năm 2010, Mèo Già luôn được giới phượt thủ ham xê dịch gọi tên với nhiều ngưỡng mộ.

Tự nhận là “ham chơi” và thích rong ruổi phiêu lưu khắp chốn, anh chàng là dân công nghệ thông tin thỉnh thoảng lại tranh thủ phượt dịp cuối tuần, nghỉ lễ, phép.

Trong 2015, anh rong ruổi trên các cung đường Tây Bắc theo mùa hoa đào, mận nở, mùa săn mây, đổ nước, lúa chín, đến thăm Quảng Bình, Hội An, thực hiện kế hoạch chinh phục một số đỉnh núi cao như Bạch Mộc,  Tà Chì Nhù… Ngoài ra, anh cũng sẽ đến một số nước như Myanmar, Tây Tạng, Ấn Độ…

phượt thủ mèo già

Ấn tượng để lại ở Mèo Già là những chuyến đi phóng khoáng, chơi ra chơi, làm là làm. Đặc biệt, anh để lại ấn tượng rất tốt với dân phượt bụi  thường xuyên tìm được địa điểm mới lạ và có những bài viết chia sẻ chân thực, gần gũi cùng vô số những bức hình đẹp mỗi nơi anh đặt chân.

Thỉnh thoảng online ngồi xem mục du lịch của Vnexpress, có thể bạn sẽ thấy một bài đánh giá khá hay ho, địa điểm cực mới lạ, thú vị.. hãy nhìn xuống tên tác giả, có rất nhiều bài viết là của Mèo Già đó

PHONG VÂN

Nhắc đến phượt thủ này, dân bụi nghĩ thường nghĩ ngay đến anh tư cách là leader của team phượt Phong Vân với hơn 200 thành viên và đã cùng nhau đi hàng chục cung lớn nhỏ từ Bắc tới Nam.

Về cá nhân, Phong Vân khá  rất dày dạn kinh nghiệm bởi thời gian đi phượt gần 10 năm, in dấu chân trên khắp cung đường. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của anh gắn liền khá nhiều với team phượt cùng tên.

phượt thủ phong vân

Còn nhớ năm 2014, xe khách sapa va chạm trên đường đèo và rơi xuống vực khiến 12 người chết. Thời điểm đó, team phượt Phong Vân bắt gặp và không quản ngại khó khăn leo xuống cứu nạn, băng bó, giúp đỡ người bị thương.

Hình ảnh đó đã tạo dấu ấn lớn trong cộng đồng, khiến mọi người nhìn nhận dân phượt theo một cách khác, trở thành một nét đẹp của những người trẻ yêu xê dịch, thích di chuyển, khám phá thế giới, giúp đỡ, nương tựa nhau vượt khó khăn.

Phạm Quang Tuân

Có biệt danh là “Tuân Cuồng Chân”, chàng trai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Quảng Trị anh hùng không coi mình là phượt thủ mà chỉ tự nhận là người thích đi, thích cảm giác chạy xe tới nhưng vùng đất mới.

Tuân chia sẻ nhiều người không chủ động được công việc để đi, còn anh là tỷ phú thời gian bởi hiện giờ là ông chủ nhỏ một quán ăn của chính mình.

phượt thủ tuân cuồng chân

Là nhân viên chuyên về marketing online và kinh doanh, anh từ bỏ công việc đó từ năm 2012 để mở quán ăn, dành thời gian cho những chuyến ngao du sơn thủy khắp nơi, thỏa mãn niềm đam mê “cuồng chân” của mình.

Ở anh, người ta nhìn thấy đặc điểm của một người ham xê dịch chính hiệu, thích khám phá thế giới, nhìn đời theo cách riêng của mình, làm chủ cuộc sống của bản thân. Chắc hẳn không ít phượt thủ sẽ phải ghen tị với anh về điều đó.

Phương Sơn : Phượt thủ tuổi U70 huyền thoại

Lãng tử Phương Sơn năm nay gần 80 tuổi. Ông là một thầy thuốc đông y chữa vô sinh, một võ sư, một chuyên gia xe phân khối lớn. Đặc biệt ông là một lãng tử đam mê những cung đường hiểm trở bất tận trên những chiếc xe hầm hố.
Nếu bạn còn đắn đo bao nhiêu tuổi thì nên đi phượt, vậy hãy nhìn vào ông, sẽ tìm được câu trả lợi cho mình.
phượt thủ phương sơn

Nhìn những cung đường ông đã đi qua Tây Bắc, Đông Bắc hay cả dải đất miền Trung nắng gió mọi người không khỏi ngạc nhiên. Từ Lũng Cú, Hoàng Su Phì (Hà Giang), Mộc Châu (Sơn La), Pắc Bó (Cao Bằng), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) … tới Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình … lãng tử Phương Sơn đều đặt chân tới. Cảm giác thời gian và tuổi tác đã lãng quên ông từ khi nào?

Trần Đặng Đăng Khoa

Anh nổi tiếng giới phượt thủ bởi hành trình di chuyển bằng xe máy phượt 7 nước Đông Nam Á. Với chi phí khá ít ỏi cộng rất nhiều trở ngại trên đường đi: hỏng xe, phát sinh ăn uống, nghỉ ngơi dọc đường… nhưng phượt thủ này vẫn đi  tới mũi Tanjung Piai – cực nam lục địa châu Á ở Johor Bahru, cũng là cực nam của Malaysia trên đất liền và trở về nhà sau 21 ngày mà không hề gặp sự cố nguy hiểm nào

Chuyến đi phượt để đời của đăng khoa đã băng qua gần 10.000 km, 7 quốc gia Đông Nam Á, thực sự là một cột mốc đáng ngưỡng mộ.

Sau hành trình đặc biệt, Đăng Khoa tiếp tục những chuyến đi khác, phần lớn trong số đó là chạy xe máy, trekking, thám hiểm hang động, núi rừng… với những người bạn.

phượt thủ TRẦN ĐẶNG ĐĂNG KHOA

Được biết, thời gian tới, Trần Đặng Đăng Khoa có dự định trekking 100km với mục tiêu là Tà Năng, cung đường khá quen thuộc với anh hay khám phá các đỉnh núi mới: Nam Ka, Aural (Campuchia)..

Trên FB cá nhân của mình, phượt thủ này cũng thường xuyên chia sẻ những cung đường mới, những mục tiêu sắp thực hiện… và cả những kinh nghiệm, kỉ năng, dấu ấn cho cộng đồng phươt.

Nguyễn Hoàng Bảo

Với rất nhiều kinh nghiệm phượt và du lịch khắp trong và ngoài nước. Ít người biết rằng phượt thủ Nguyễn Hoàng bảo lại là một giảng viên đại học

Trong hành trình dài của mình, anh được cộng đồng phượt biết đến với tư cách là một “khách lữ hành” từng đi hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

phượt thủ NGUYỄN HOÀNG BẢO

Anh từng chia sẻ rất yêu thích vùng đất Tây Bắc bởi sự ưu đãi về thiên nhiên, cảnh vật độc đáo và con người thân thiện.

Chỉ tính riêng năm 2015,  phượt thủ này đã thực hiện được 2 chuyến đi lớn là du lịch 5 quốc gia ở Nam Mỹ và hấp dẫn hơn là trải nghiệm cung “Con đường tơ lụa”.

Anh đã khám phá những vùng đất dường như rất ít khách du lịch bụi Việt Nam đặt chân đến như cánh đồng muối Uyuni ở Bolivia, khám phá hòn đảo bí ẩn Phục Sinh ở giữa Thái Bình Dương, vượt cung đường hiểm trở Pamir, đến thăm thành phố lớn nhất ngoài vùng cực Murmansk của Nga…

Nguyễn Hoàng Nguyên

Nguyễn Hoàng Nguyên – nổi tiếng trong làng phượt dưới cái tên Roise Nguyễn là tác giả của cuốn sách “Ta ba lô trên đất Á”.

Là nhân vật nữ thứ hai trong danh sách phượt thủ nổi tiếng Việt Nam, Hoàng Nguyên tự gọi mình là một con bọ lữ hành – travel bug. Thói quen du lịch của cô khơi gợi từ những ngày còn là sinh viên. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, chán nản, cô lại phóng xe vài trăm km đi chơi.

Cô đi hết đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ, rồi đến các tỉnh duyên hải miền Trung. Mỗi chuyến đi lại mang về cho Nguyên những ký ức của những ngày tuổi trẻ được đi được sống, tự do và phóng khoáng như một cơn gió ngây dại, quê hương đẹp bình dị với niềm hạnh phúc giản đơn trên mỗi con đường…

phượt thủ NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN

Tổng hợp những mảnh ký ức trên đường lữ hành, cô viết cuốn sách “Ta ba lô trên đất Á” – cẩm nang hướng dẫn du lịch bụi quanh khu vực Đông Nam Á cho cộng động phượt, những người mới bắt đầu, một sự đóng góp vô cùng quý báu. Những đóng góp của cô khiến cộng đồng phượt tiến gần nhau hơn trong việc chinh phục những cung đường mới, những mảnh đất diệu kì đầy sự thú vị.

(bONUS) Vừ Già Pó: 18 tháng và hơn 7.000 km đi bộ

Trong bài viết này, ARMYHAUS liệt kê Vừ Già Pó vào danh sach phượt thủ nổi tiếng nhất Việt Nam với tiêu chí đánh giá khác hẳn so với 10 phượt thủ cùng danh sách. Hãy coi đó là một câu chuyện bổ xung, đọc để biết con người có thể vượt qua rất nhiều giới hạn.

Chuyến đi của anh cực kì đặc biệt khi anh và những người bạn trốn khỏi nhà chủ đâu đó ở Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), anh đã đi bộ ròng rã gần 18 tháng, băng qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), vào biên giới và ngang qua miền trung Myanmar tới bang Manipur (Ấn Độ) rồi đến Bangladesh. Pó tiếp tục vào Ấn Độ ở Đông Bengal, rồi bang Orissa (hay còn gọi là Odisha).

VỪ GIÀ PÓ

Anh tiếp tục đi cắt ngang qua miền trung Ấn Độ tới tận phía tây của đất nước này, nơi thành phố Mumbai đông đúc. Từ đó anh ngược lên phía bắc đến tận chân dãy Himalaya ở Himachai Pradesh rồi tiếp tục hướng tây bắc lên Jammu & Kashmir cho tới khi vào đất Pakistan bị quân báo nước này bắt vào khoảng tháng 9.2013.

Tổng quãng đường bộ ấy, tính sơ lược vào khoảng 7.300 km. Theo lời kể của anh, Vừ Già Pó chỉ đi xe lửa tổng cộng chưa đến 4 tiếng khi ở đất Ấn Độ. Còn lại quãng đường hơn 7.000 km, qua 5 quốc gia, anh hoàn toàn đi bộ bằng đôi chân dẻo dai, không tiền bạc, không giấy tờ và không cả ngôn ngữ giao tiếp trừ một vài từ đơn giản anh học được trên đường đi để xin ăn, uống.

PHƯỢT THỦ VỪ GIÀ PÓ

Nếu so sánh với con đường của các phượt thủ, hành trình của anh phải nói là vô tiền thoáng hậu và có lẽ rất lâu nữa mới có người làm được. Ngoại trừ, anh đi do hoàn cảnh, một sự trớ trêu không hệ định trước. 

Sẽ là thiếu sót khi không liệt kê những tên tuối kỳ cựu của box du lịch ttvn và rất nhiều tên tuổi nổi tiếng khác nhưng do bài viết đã dài xin hẹn các bạn ở kỳ sau. Mọi Thông tin góp ý mong được các bạn chia sẻ tại Fanpage : Facebook.com/dodulichphuot ( rất mong sự phản hồi của các bạn để Chúng tôi có những bài chia sẻ chất lượng hơn)

PS: Dưới đây là những dụng cụ mà bất cứ phượt thủ chuyên nghiệp nào cũng cần có trên hành trình khám phá của mình:

»» Mũ Bảo Hiểm »» Găng Tay Xe Máy »» Phụ Kiện Phượt

 

 

0966.778.790