Bỏ túi bí kíp du lịch Phượng Hoàng cổ trấn trọn bộ từ A – Z cho hội “gà mờ”

Đẹp như tiên cảnh và là điểm đến trong mơ của không ít người. Phượng Hoàng cổ trấn tuy không còn là nơi quá mới. Nhưng nó vẫn giữ được sức hút riêng. Phần vì nó đẹp, phần vì nó thơ như những cô gái nhu mì xuất hiện trong cuộc sống của chúng mình.

Hãy xốc lại tinh thần trước khi đến đây. Vì đứng trước vẻ đẹp này, trái tim con người ta vì quá yếu đuối mà dễ dàng choáng ngợp.

Phượng Hoàng cổ trấn là ở đâu?

phượng hoàng cổ trấn

Là một địa điểm nổi tiếng của Trung Quốc. Thị trấn nhỏ này thuộc huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam. Nơi mà bất cứ ai cũng ao ước được đặt chân tới. Dù chỉ một lần. Cũng như hàng loạt địa danh nổi tiếng khác của Trung Hoa. Nơi đây là nơi lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa của mảnh đất này. Với người Trung Quốc, nó cũng là một niềm tự hào nho nhỏ. Để mỗi khi có người nào đó nhắc đến tên nó, mắt họ lại lấp lánh lên.

Sự pha trộn về cơ cấu dân cư với nhiều bộ phận dân tộc thiểu số. Có thể kể đến như người Miêu, người Hán, Thổ Gia, Hồi,… đã khiến nơi này trở thành một tổ hợp văn hóa. Dần dần, nó cũng trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của vùng Hồ Nam. Nằm yên bình bên cạnh con sông Đà Giang. Mảnh đất này vẫn còn giữ nguyên những thành quách kiên cố, các dãy phố vẫn thơ,… Những ngôi nhà cổ xiêu vẹo, các gia trang, văn miếu, đền chùa,… Ngoài thời gian ra, dường như chẳng có sự tác động nào lên nó nữa cả.1300 năm tồn tại đã biến mảnh đất này trở thành bảo tàng sống đặc biệt.

phượng hoàng cổ trấn

Người ta biết về nơi này, nhưng lại chẳng hiểu mấy về nơi này. Nguồn gốc cái tên gắn với truyền thuyết về một đôi chim phượng hoàng. Đôi chim này đã tu luyện cả nghìn năm cạnh Đức Phật. Một ngày nọ, mảnh đất này chìm trong biển lửa. Vì quá xót thương cho tính mạng của người dân. Đôi chim đã hy sinh mình, lao vào biển lửa để cứu người, cứu mảnh đất này. Cái tên Phượng Hoàng cổ trấn cũng bắt đầu từ đó…

Hoàn toàn mang dáng dấp của Trung Quốc xưa. Đẹp như những thước phim nay đã hiện hữu ngay trước mắt bạn với màu sắc riêng của thì hiện đại. Cái đẹp đó phải đến thật gần mới có thể chạm tới. Nơi mà bạn trong giây phút quên mất mình là ai. Quên cả mọi mệt nhọc, buồn phiền. Chỉ còn muốn nhấc chân lên để khám phá nó, quyện vào nó.

Đi Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp?

Thật khó để nói rằng cổ trấn đẹp nhất khi nào. Mỗi mùa một vẻ đẹp khác nhau. và mỗi mùa lại khiến con người ta phải thổn thức theo cách riêng của nó.

Phượng Hoàng cổ trấn mùa xuân

Mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài cho đến hết tháng 5 sau đó. Không khí se lạnh, mưa phù lất phất. Tất cả tạo ra một cổ trấn thật tình. Khắp các nẻo đường ở đây đều sẽ khiến bạn phải nhớ nhung. Vì giữa không gian yên tính, chúng bỗng hiện lên đẹp lạ thường.

phượng hoàng cổ trấn

Cảnh quan được phủ một màu xanh mướt mắt. Nhịp sống cứ bình bình trôi trong cái không gian đầy sức sống. Làm sao bạn có thể từ chối được cảm giác khó tả này? Cho dù mùa xuân không phải lúc cổ trấn đẹp nhất. Thì xét cho cùng đây vẫn là thời điểm khá tuyệt vời.

Phượng Hoàng cổ trấn mùa hè

Nếu như mùa xuân tươi tắn và trầm mặc thì mùa hè lại cực nhiều năng lượng. Bắt đầu từ tháng 6 cho đến hết tháng 8, Dù có hơi nóng bức nhưng bù lại sông Đà Giang sẽ thổi bay đi tất cả.

phượng hoàng cổ trấn

Mùa này, bạn có thể rảo bước trên sông. Ngắm nhìn những cảnh vật xung quanh và tận hưởng bầu không khí đặc biệt của nơi này. Chắc chắn đó sẽ là trải nghiệm thú vị.

Phượng Hoàng cổ trấn mùa thu

Mùa thu luôn được cho là mùa đẹp nhất của cổ trấn. Mùa này trải dài từ tháng 8, 9, 10. Tiết trời mát mẻ và dịu êm. Nên nhiều người sẽ thích tới đây vào thời điểm này để ngắm cảnh.

Khung cảnh mùa thu đẹp, lãng mạn và mê đắm lòng người. Bầu trời cao trong xanh, mây lững lờ trôi, núi cao trập trùng. Tất cả tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ khó chối từ. Thường thì khách du lịch tuổi trung niên và những người yêu thích sự lãng mạn.

Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông

Khác với thu, mùa đông là thời điểm nơi này đẹp theo một cách rất khác. Không giống như, hè hay thu. Mùa đông đẹp kiểu cuốn hút và điềm đạm.

phượng hoàng cổ trấn

Bắt đầu từ tháng 10 cho đến hết tháng 12. Cảnh vật như đang chìm trong giấc ngủ vậy. Nếu bạn thích cảm giác yên tinh và êm đềm. Thì đến đây vào mùa đông là quyết định chuẩn không cần chỉnh.

Lịch trình du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tự túc

Chi phí đi lại

Hiện nay có rất nhiều đơn vị tổ chức tour du lịch. Giá cho một tour dao động từ khoảng 7 đến 8 triệu đồng. Bạn sẽ di chuyển hoàn toàn bằng tàu hỏa hoặc ô tô. Còn đi máy bay giá sẽ là 12,5 triệu đồng. Đừng vì ham rẻ mà chọn những nơi không uy tín nhé. Bình thường thì đây đã là giá cho visa, khách sạn, chi phí ăn uống, vé vào một số điểm tham quan.

Còn nếu không muốn đi theo tour, mà đi tự túc. Thì càng đi đông, chi phí lại càng rẻ bạn ạ! Trung bình khoảng 9 đến 10 triệu đồng/người nếu di chuyển bằng đường bộ. Và từ 13 đến 15 triệu đồng nếu di chuyển bằng máy bay và ô tô.

phượng hoàng cổ trấn

Nếu đi tự túc, bạn cần ghi chép lại các khoản chi phí khác như sau:

Visa: Khoảng 65 USD ( gần 1,5 triệu đồng)

Vé tàu Hà Nội – Nam Ninh – Hà Nội: Khoảng 1,3 triệu đồng

Vé tàu 2 chiều từ Nam Ninh – ga Cát Thủ – Nam Ninh: Khoảng 1,2 triệu đồng

Vé xe ga Cát Thủ – cổ trấn – ga Cát Thủ: Khoảng 200.000 đồng

Khách sạn: Khoảng 500.000/ phòng

Các khoản chi tiêu khác: 5 đến 10 triệu

Lịch trình đi Phượng Hoàng cổ trấn tự túc

Khởi hành từ Hà Nội đi Nam Ninh

Bạn có thể mua luôn vé khứ hồi. Nếu là mùa du lịch nên mua trước vài ngày thậm chí là cả tuần. Còn không thì mua trước một ngày là được.

Một ngày có rất nhiều chuyến từ Hà Nội đi Nam Ninh. Thường thì mọi người hay chọn đi ban đêm. Sau 12 tiếng ngồi trên tàu thì bạn sẽ xuất hiện tại Trung Quốc vào ngày hôm sau.

phượng hoàng cổ trấn

Sau khi đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn). Bạn phải mang tất cả hành lý của mình xuống tàu để làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Khi tất cả thủ tục đã xong. Sau đó bạn quay trở lại tàu di chuyển thêm 1 giờ đồng hồ nữa là tới Nam Ninh.

Một lưu ý nhỏ là trên chuyến tàu này không bán bất cứ một thứ gì. Vì vậy để chống đói, bạn nên mang sẵn đồ ăn theo để dùng trong suốt 12 tiếng di chuyển nhé!

Ngày 1: Nam Ninh – ga Cát Thủ

Vì nơi đây không có ga tàu. Nên bạn phải tới ga Cát Thủ trước sau đó bắt taxi di chuyển về thị trấn này. Giá vé tới cổ trấn từ Nam Ninh là 170 tệ. Thuê một chiếc taxi 4 chỗ sẽ mất khoảng 30 tệ cho một người. Di chuyển 2 tiếng là bạn sẽ thấy cổ trấn xuất hiện trước mặt.

phượng hoàng cổ trấn

Sau khi nhận phòng, hãy nghỉ ngơi để chuẩn bị cho hành trình hôm sau.

Ngày 2: Phượng hoàng cổ trấn

Nếu không đi theo tour từ Hà Nội. Bạn có thể mua vé tour đi tham quan thác và chùa tại khách sạn mình ở với giá 100 tệ. Nếu có thêm đi đò và ăn trưa thì thêm 70 tệ nữa. Đây là giá tour đi cả ngày. Bạn sẽ xuất phát từ lúc 7 giờ sáng. Đi tour tham quan rồi đi đò. Các điểm đến toàn là địa danh nổi tiếng.

phượng hoàng cổ trấn

Buổi trưa, sau khi vui chơi đã mệt. Khách sẽ được đưa vào làng thổ phỉ dùng cơm. Ở đây chủ yếu phục vụ các món từ thịt lợn. Trong đó phải kể đến thịt lợn rừng gác bếp rất nổi tiếng. Ngoài ra thì đồ ăn ở đây nêm nếm khá mặn, nếu không ăn được hãy nói với người nấu bớt gia vị giúp bạn. Nhưng có lẽ cũng không phải vấn đề gì lớn vì tuy hơi măn nhưng món nào cũng lạ và ngon. Sau khi ăn hết nếu còn chưa no, bạn có thể gọi thêm suất nữa mà không cần thêm tiền.

Sau khi ăn xong, bạn tiếp tục đi tham quan các địa điểm khác và mua quà lưu niệm.

Ngày 3 : Vẫn là cổ trấn

Thị trấn này không hề nhỏ bé như bạn nghĩ. Bằng chứng là không chỉ có mỗi mặt tiền là hồ. Mơi này còn có hàng loạt ngóc ngách, ngõ chật ngõ hẹp khác nhau. Chỗ nào cũng đẹp nên bạn cần phải khám phá cho bằng hết.

phượng hoàng cổ trấn

Để có thể khám phá hết nơi này. Bạn nên đi bộ. Quãng đường đi từ nửa bên này tới nửa bên kia cũng mát 2 – 3 km. Trên đường đi bạn có thể sà vào bất kì hàng quán nào để mua đồ, ăn uống,… Khung cảnh thân quen và đẹp như trong phim cổ trang vậy.
Còn buổi tối hãy dành thời gian để đi tham quan hết hai bên hồ. Chiêm ngưỡng những quán xá thơ mộng. Nếu muốn ồn ào hơn hãy đi bar. Đảm bảo với bạn mảnh đất này tuy cổ kính nhưng đã chơi thì ai cũng hết nấc!

Ngày 4: Cổ trấn – ga Cát Thủ

Hãy cố gắng dậy thật sớm để khám phá hết vẻ đẹp ở nơi đây. Bạn nên đặt xe đi Cát Thủ từ tối hôm trước. Và dặn tài xế đón bạn vào sáng hôm sau. Đường từ cổ trấn ra tới ga sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Bạn nên mua sẵn ít thức ăn nhanh để dùng khi trên tàu. Nếu xuất phát từ khách sạn vào 12 giờ trưa thì bạn sẽ đi vào lúc 19h30 rồi tới Nam Ninh và khoảng 7 giờ sáng hôm sau.

phượng hoàng cổ trấn

Sau khi đã tham quan hết lượt. Bạn trở về Hà Nội lúc 18 giờ. Sau 12 tiếng sẽ tới Gia Lâm. Vậy là kết thúc cuộc hành trình.

Ăn gì ở Phượng Hoàng cổ trấn?

Thức ăn của người Hồ Nam vốn cay nóng, mặn và nhiều dầu mỡ. Gia vị chính trong các món ăn cũng chỉ có ớt xanh, nước tương. Nếu không ăn được cay bạn có thể mang thêm chút đồ ăn theo. Ngoài ra nếu mua đồ ăn đường phố nhất định phải mặc cả. Vậy đến đây rồi thì nên ăn gì?

Lẩu cá cay

Với đặc trưng khí hậu se lạnh nên lẩu ở đây rất được ưa chuộng. Các món lẩu đều cay nồng ấm áp. Và một trong những đặc sản phải nhắc đến đó là lẩu cá cay. Đã đến rồi thì nhất định phải thử.

phượng hoàng cổ trấn

Cá để chế biến món ăn này phải được đánh từ sông Đà Giang. Sau đó người ta mang đi chế biến. Sao cho cá vẫn phải giữ được độ ngon ngọt, thịt cá phải vừa dai vừa bùi. Ở đây, món dùng kèm lẩu là cơm trắng. Để chống ngấy bạn cũng nên gọi một phần rau xào ăn kèm. Nếu bạn ăn được cay thì đây là một món ngon. Còn không hãy dặn chủ quán bớt cay đi một chút. Còn gì thích bằng việc ngồi xuýt xoa trong thời tiết lạnh. Thưởng thức một nồi lẩu cay ngon?

Đậu phụ thối

Hồ Nam rất nổi tiếng với món đậu phụ thối. Thế nên đến đây rồi thì đây cũng là món ăn bạn phải thử. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng món ăn này lại được chế biến khá công phu.Quá trình làm đậu cũng rất lâu. Khoảng 15 ngày ủ mới có miếng đậu đen đều và béo mềm.

phượng hoàng cổ trấn

Người ta chiên đậu bằng dầu cây trà với lửa nhỏ. Sau đó cho thêm dầu vừng và sốt tương ớt. Chỉ vậy thôi nhưng ăn một lần là sẽ nhớ món này mãi.

Vịt hầm tiết, gạo nếp

Đây là món ăn khá độc đáo và mang đậm hương vị bản xứ nhất. Để món ăn ngon đúng vị, người làm phải thực hiện các thao tác rất tỉ mỉ.

phượng hoàng cổ trấn

Gạo nếp sẽ được ngâm trong nước. Sau đó mang trộn đều với tiết sống rồi hấp cách thủy. Trước khi mang chiên sẽ được cắt miếng vừa ăn. Trong khi chiên gạo thì người ta hầm vịt cho ngừ. Gạo sau khi chiên sẽ nhồi vào bên trong vịt. Sau khi nêm nếm gia vị lại một lần sẽ được hầm thêm một lúc nữa.

Shaokao

phượng hoàng cổ trấn

Shaokao hay còn đọc là “Sao-khảo” – tức “đồ nướng”. Vì khí hậu khá lạnh nên ngoài lẩu thì đây cũng là món nhất định phải ăn. Thịt ở đây được ướp rất đậm vị. Và không hề khó một chút nào để bạn tìm được một quán bán xiên trên đường đâu.

Bánh

phượng hoàng cổ trấn

Nơi đây có bán rất nhiều loại bánh khác nhau. Từ truyền thống đến hiện đại đều có cả. Ngoài bánh bao, bánh gạo nếp còn có bánh tép Bánh tép được làm từ tép bắt từ sông Đà Giang. Tép trộn với bột và trứng, thêm hành lá mang chiên thật giòn. Được biết, các loại bánh ở đây đều khá là rẻ. Nên cứ thoải mái mà ăn không lo cháy túi bạn nhé!

Kẹo gừng

phượng hoàng cổ trấn

Món ăn vặt này xuất hiện nham nhản trên khắp các con phố ở cổ trấn. Nơi đây có truyền thống làm kẹo đã hơn 100 năm. Nên khỏi phải hỏi về độ ngon của những viên kẹo. Những chiếc kẹo cay cay, nồng nồng này có thể thưởng thức tại chỗ. Sau khi bạn xem người ta làm kẹo.

Chơi gì ở Phượng Hoàng cổ trấn?

Cầu Hồng Kiều

phượng hoàng cổ trấn

Đây là điểm đến đầu tiên bạn nên ghé. Cây cầu này bắc ngang qua sông Đà Giang. Nằm ngay ở trung tâm thị trấn và có tuổi đời hơn 400 năm. Cho đến nay cây cầu vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Nhìn tổng thể, Hồng Kiều như một căn nhà lầu. Nó mang đặc trưng kiến trúc của người Hồ Nam. Nên đã tới rồi thì nhất định phải ghé.

Cố cư Thẩm Tùng Văn

phượng hoàng cổ trấn

Cố cư Thẩm Tùng Văn mang đặc trưng kiến trúc thời Minh Thanh. Tứ hợp viện được chia thành hai gian trước và gian sau. Ở giữa là một cái giếng trời lớn. Hai dãy nhà còn gần như là nguyên vẹn, tổng cộng có tất cả 11 gian. Cố cư Thẩm Tùng Văn là nơi ở của nhà văn này. Cổ trấn nổi tiếng khắp Hồ Nam cũng là nhờ các tác phẩm đó. Nên việc người dân trân trọng các giá trị lịch sử có ý nghĩa với họ cũng là điều dễ hiểu.

Từ đường gia tộc họ Dương

phượng hoàng cổ trấn

Đây là một trong những điểm đến được biết đến nhiều nhất. Họ Dương là một dòng tộc ái quốc và có công trong việc bảo vệ triều đình. Để bày tỏ sự kính trọng với gia tộc này. Người dân đã bảo tồn từ đường chu đáo.

Dinh Trường Thọ

phượng hoàng cổ trấn

Dinh Trường Thọ nằm bên bờ sông Dương Tử. Bạn cũng có thể gọi đây là quảng trường Dương Tây. Có lẽ vì nó được ây dựng bởi thương nhân đến từ Dương Tây từ thời vua Càn Long. Dinh Trường Thọ rộng hơn 4000 m2 với hơn 20 hội trường. Dù một phần của công trình đã bị hủy hoại trong quá khứ nhưng nó vẫn được phục dựng lại. Tồn tại đến ngày hôm nay như một bảo tàng.

Tháp canh Bắc Môn

phượng hoàng cổ trấn

Tháp canh Bắc Môn nằm bên canh cổng phía đông của cổ trấn. Nó được xây dựng từ năm 1715 thời Thanh. Phía dưới ngọn tháp được xây dựng bằng đá cẩm thạch.

Dòng Đà Giang

phượng hoàng cổ trấn

Đà Giang là con sông có ý nghĩa lớn với người dân ở cổ trấn này. Dù không hẳn là một địa điểm du lịch nhưng ai đến đây cũng đều yêu mến nó. Đà Giang cung cấp nguồn nước cho người dân ở đây. Men theo dòng Đà Giang, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô gái người Miêu giặt quần áo và hát.

Đi Phượng Hoàng cổ trấn nên mua gì?

Đồ thổ cẩm dân tộc Thổ

phượng hoàng cổ trấn

Đồ thổ cẩm của người Thổ vốn nổi tiếng xưa nay. Ngón nghề truyền thống này đã gắn liền với cổ trấn từ lúc hình thành. Chỉ cần bước đi trên đường, sà đại vào một chỗ nào đó sẽ thấy những người phụ nữ Thổ dệt vải. Những lớp vải nhiều màu sắc này khi xưa thường được tiến cung. Và ngay nay thì đã thương mại hóa hơn khi được làm để bán cho khách du lịch. Đây có lẽ là một trong những món bạn không nên bỏ qua.

Đồ thủ công mỹ nghệ

phượng hoàng cổ trấn

Ngoài vải thổ cẩn thì đồ thủ công mỹ nghệ cũng rất được lòng khách du lịch. Bạn có thể mua về làm quà hoặc đơn giản là để trang trí cho mình. Ở đây có mặt nạ, búp bê, vòng, trống,… đều đẹp mà không quá đắt tiền.

Quạt giấy

phượng hoàng cổ trấn

Mọi cảnh đẹp của cổ trấn đều được họa lên quạt. Nên không gì ý nghĩa hơn khi sở hữu một chiếc với cảnh đẹp non nước hữu tình đến vậy. Những chiếc quạt giấy rất thu hút nhưng người yêu cái đẹp. Đặc biệt là người lớn tuổi.

Trang sức

phượng hoàng cổ trấn

Trang sức của người dân tộc vừa đẹp vừa lạ là thứ thu hút khách du lịch không kém. Thường là những món đồ như vòng, lắc, nhẫn, chuỗi hạt,… được làm hoàn toàn bằng tay. Bạn cũng có thể yêu cầu khắc tên mình lên các món đồ này. Tuy nhiên giá hơi cao đó nhé!

Trà, rượu

phượng hoàng cổ trấn

Người Trung Hoa rất tự hào về đồ uống của họ nên bạn cũng thử xem sao. Bất kì chỗ nào cũng có thể tìm thấy đủ loại trà, rượu. Đặc biệt là rượu hồ lô. Chưa biết độ ngon đến đâu nhưng nó rất hấp dẫn khách du lịch. Có lẽ là vì hình dáng độc đáo này.

Một vài lưu ý trước khi đi Phượng Hoàng cổ trấn

Đầu tiên là đổi tiền. Trước khi đi, bạn phải đổi tiền nhân dân tệ. Dù ít hay nhiều thì bạn cũng cần phải có nó để chi tiêu. Ở Trung Quốc bạn sẽ không thể đổi tiền Việt sang tiền Trung. Vì họ chỉ chấp nhận đổi USD sang nhân dân tệ. Hãy nhớ lấy điều đó để không phải loay hoay khi “hết đạn”.

Wifi: Ngoại trừ zalo thì hầu hết các mạng xã hội khác đều không thể truy cập được ở đây. Nếu như muốn vào và sử dụng những ứng dụng này. Bạn buộc phải tải app VPN Master, sau đ, trên màn hình hiện chữ VPN mới có thể kết nối.

phượng hoàng cổ trấn

Ở Trung Quốc thì wifi được phủ sóng khắp mọi nơi. Vì vậy bạn có thể sử dụng cùng với họ. Một lưu ý nhỏ là người Trung Quốc rất thích số 8, thế nên có nhiều nơi mật khẩu của họ là tám số 8. Bạn có thể tận dụng điều này để thử xem có đúng như vậy không nhé. Sim thì cũng cần đấy, nhưng chỉ trong trường hợp khẩn cấp bạn mới nên mua. Còn lại thì không cần.

Một lưu ý nữa là tiếng Anh ở đây không được dùng phổ biến. Thế nên nếu không tự tin về vốn tiếng Trung của mình. Thì bạn có thể dùng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp. Đó là khi muốn tìm hiểu thêm nhiều về văn hóa. Còn không, chỉ đi nghỉ ngơi và ngắm cảnh thôi thì không cần phải quá nặng nề.

phượng hoàng cổ trấn

Ngoài ra thì nếu có mua bán ở đây. Hãy dùng máy tính để trả giá. Ở Trung Quốc bạn có thể thoải mái mà mặc cả. Cho dù đó là đồ ăn hàng quán hay lề đường.

Bạn cũng nên tải một ứng dụng dịch tiếng Việt sang tiếng Trung cho những lúc cần thiết. Các ứng dụng online sẽ làm rất tốt điều này.

Phượng Hoàng cổ trấn có đẹp không? Có lẽ sau bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời hợp ý nhất cho mình rồi. Giờ thì, xách balo lên và đi thôi!

0966.778.790